BỘ NỘI VỤ

MINISTRY OF HOME AFFAIRS OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

A- A+
Thay đổi tương phản

Tương phản

- +
Điện thoại
Nhắn tin
Gửi mail


Chuyển đổi số thủ tục hành chính: Cần 'đặc nhiệm' vào vai người dân

11/08/2022 19:35

Nên có các điều tra, khảo sát độc lập để người dân và doanh nghiệp từng làm thủ tục hành chính phản hồi về việc thực hiện chuyển đổi số.

“Chúng ta phải phát triển bằng được “hệ sinh thái công dân số” để người dân, doanh nghiệp hiểu, sử dụng nó, làm giàu thông tin và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống kinh tế - xã hội của người dân” - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị sơ kết Đề án 06 vào ngày 9-8.

Một trong các chỉ đạo đáng chú ý của Thủ tướng là yêu cầu phải chuyển đổi số các thủ tục hành chính (TTHC) một cách thực chất, chứ không được làm đối phó.

Chuyển đổi số thủ tục hành chính: Cần 'đặc nhiệm' vào vai người dân ảnh 1

Người dân nghe hướng dẫn quy trình làm thủ tục hành chính tại Sở Du lịch TP.HCM.  Ảnh: HOÀNG GIANG

Thực tế còn rất nhiều ý kiến phản ánh về tính hình thức. Các hệ thống xử lý TTHC vẫn có rất nhiều vướng mắc, khi thì nghẽn mạng, khi thì lỗi phần mềm, khi thì phần mềm thiếu các bước cần thiết, khi thì nhân viên quên không nhập dữ liệu này, quên không đánh dấu thông tin nọ... Kết quả là con số báo cáo chính phủ số thì đẹp nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn mất thời gian, công sức đi lại, thậm chí có trường hợp còn phải đi tới đi lui nhiều hơn trước đây.

Đương nhiên, chuyển đổi số TTHC là rất phức tạp. Bởi chuyển đổi số không chỉ là phần cứng, phần mềm, mà còn cả con người. Chỉ cần một yếu tố không vào đúng “quy lát”, “đường ray” là cả hệ thống sẽ đình trệ. Điều ấy cũng có nghĩa là nếu chuyển đổi số chỉ tập trung vào mua sắm máy móc hay thuê lập trình và báo cáo số thủ tục chuyển đổi là không đủ. Cần phải có một phương pháp, cách thức quản lý theo chất lượng đầu ra của cả quá trình chuyển đổi số.

Vì thế, nên chăng Chính phủ thành lập một “đội đặc nhiệm” về TTHC điện tử, cùng với nhiệm vụ “vào vai” người dân, doanh nghiệp. Họ cũng đi làm TTHC, cũng nộp hồ sơ, cũng đợi phiếu hẹn, cũng điều chỉnh, bổ sung hồ sơ, cũng lấy kết quả... mà không phải nhờ cậy bất kỳ ai. Sau đó, họ sẽ báo cáo cho Chính phủ thực chất quá trình chuyển đổi số TTHC đang ở đâu, vướng mắc chỗ nào… Các cơ quan cũng có thể dựa vào các thông tin đó để xử lý TTHC tốt hơn.

Đồng thời cũng nên có các điều tra, khảo sát độc lập để người dân và doanh nghiệp từng làm TTHC phản hồi. Các điều tra này cần được làm khoa học, chọn mẫu ngẫu nhiên, giữ bí mật danh tính người tham gia.

Dựa vào hai nguồn thông tin đó, Chính phủ có thể biết chính xác bộ, ngành, cơ quan nào làm tốt, cơ quan nào làm chưa tốt để đôn đốc, nhắc nhở, hoặc thậm chí có các biện pháp xử lý phù hợp.

Khi đó, Việt Nam càng có tiền đề, điều kiện để chuyển đổi số và xây dựng thành công “hệ sinh thái công dân số” như Thủ tướng yêu cầu.

Ông NGUYỄN MINH ĐỨC (Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)

Theo https://plo.vn/
Tìm kiếm