Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Theo Tờ trình của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, tại Đề án của Chính phủ và 23 Đề án của địa phương đã nêu cụ thể nội dung phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh sau sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh. Cụ thể:
Đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể, thành lập Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất số lượng đảng viên, tổ chức đảng trực thuộc của các tỉnh uỷ, thành uỷ trước sắp xếp.
Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và hướng dẫn của Trung ương.
Thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, Thành uỷ trực thuộc trung ương sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất các cơ quan, đơn vị có chức năng tương đồng của Tỉnh ủy,Thành uỷ trước sắp xếp.
Thành lập cơ quan Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của các ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Đối với chính quyền địa phương, chính quyền địa phương của ĐVHC cấp tỉnh mới gồm có HĐND và UBND, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
HĐND các tỉnh sau sắp xếp thành lập 03 Ban là Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội (đối với tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập thêm Ban Dân tộc). HĐND thành phố trực thuộc trung ương thành lập 04 Ban (Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị) theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Đối với các sở, cơ quan tương đương sở, hợp nhất các sở, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.
Đối với một số cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc UBND cấp tỉnh (không tổ chức đồng nhất giữa các tỉnh, thành phố): Cơ bản giữ nguyên mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế để bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp.
Việc tổ chức cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Đối với cơ cấu, tổ chức bộ máy bên trong sở và tương đương: Hợp nhất các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các chi cục có chức năng, nhiệm vụ tương đồng. Chuyển chức năng thanh tra các sở về Thanh tra tỉnh và tổ chức lại Thanh tra tỉnh (theo đề án của Trung ương về sắp xếp cơ quan thanh tra).
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước có cùng chức năng nhiệm vụ; giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, giáo dục trên địa bàn; đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc UBND tỉnh và trực thuộc các sở, cơ quan thì thực hiện theo hướng dẫn Chính phủ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Hiện nay, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định liên quan đến tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội, hợp nhất Đoàn Đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trước sắp xếp thành Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố sau sắp xếp và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ.
Đối với các cơ quan trung ương trên địa bàn, chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương phối hợp chặt chẽ với các địa phương để sắp xếp, kiện toàn các cơ quan trung ương thuộc ngành, lĩnh vực đóng trên địa bàn đảm bảo theo đúng định hướng của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật.