Tương phản
Bản quyền: Bộ Nội vụ - Số 8 Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Đơn vị quản lý: Trung tâm Thông tin - Bộ Nội vụ
Tel (84-024)62821016 - Fax (84-024)62821020 - Mail: websitemaster@moha.gov.vn
Ngày 11/8, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Chỉ đạo 68 Trung ương và Bộ Nội vụ phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng chí Đỗ Văn Phới, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 68 Trung ương, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương và 170 đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 68 Trung ương, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đỗ Văn Phới khẳng định, thời gian qua, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên phạm vi cả nước diễn ra sôi động, cơ bản ổn định đúng Hiến chương, điều lệ và tuân thủ pháp luật; xu hướng đồng hành cùng dân tộc là chủ yếu trong tất cả các tôn giáo. Những giá trị tích cực của đạo lý thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với nước được thực hiện... Các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động y tế, giáo dục, xã hội, từ thiện; nguồn lực của các tôn giáo tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương được phát huy.
Công tác tín ngưỡng, tôn giáo được các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị quan tâm, tham mưu thực hiện có hiệu quả; kịp thời phát hiện và xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong chức sắc, tín đồ và quần chúng nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, góp phần ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước. Chính quyền các cấp quan tâm, hưỡng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật. Công tác đối ngoại tôn giáo chủ động cung cấp thông tin và phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thiếu thiện chí, đóng góp tích cực vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước...
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo sau hơn một năm triển khai Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ Nội vụ và UBND các tỉnh, thành phố triển khai kịp thời. Sau khi Quyết định số 43/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, ở Trung ương (Bộ Nội vụ) đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án (Quyết định số 273/QĐ-BNV); Ban hành Kế hoạch triển khai cho cả giai đoạn 2022 – 2026 (Kế hoạch số 1023/KH-BNV); khung chương trình bồi dưỡng, tập huấn và giao Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu Lãnh đạo Bộ triển khai công tác này hàng năm.
Các tỉnh, thành phố đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ Quyết định số 43/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1023/KH-BNV của Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai ở địa phương đảm bảo phù hợp với tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Có 61/63 (96,8%) các tỉnh thành phố ban hành Kế hoạch riêng triển khai Quyết định số 43/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Có 02/63 (3,2 %) tỉnh không xây dựng kế hoạch riêng mà kết hợp công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tí ngưỡng, tôn giáo.
Cả nước đã tổ chức được 216 Hội nghị tập huấn cho 28.100 lượt cán bộ công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo...; đã kịp thời trang bị cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo kiến thức cơ bản về tín ngưỡng, tôn giáo; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; công tác quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo; kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp tiếp cận, xử lý các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; trao đổi kinh nghiệm và cách thức ứng xử đối với tôn giáo. Thông qua các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo; trình độ, năng lực công tác tín ngưỡng, tôn giáo của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo được nâng lên; việc hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương.