Mục tiêu của Kế hoạch và xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp mạnh, đột phá để thu hút và trọng dụng nhân tài tại tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn như: Nông nghiệp; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa; khoa học xã hội; y tế; thông tin và truyền thông, chuyển đổi số;… Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các đột phá phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025…; thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người Thái Bình phát triển toàn diện về đạo đức, nhân cách, trí tuệ, thể chất và năng lực góp phần đẩy nhanh sự nhgiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu chung của cả nước đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kêu gọi, khuyến khích công dân người Thái Bình là nhân tài đang công tác ở tỉnh ngoài, nước ngoài về làm việc tại tỉnh
Mục tiêu trong năm 2024 - 2025, triển khai có hiệu quả quy định của pháp luật về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong đó tập trung các ngành, lĩnh vực được xác định là tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng vị trí việc làm và xác định chỉ tiêu, vị trí việc làm để thu hút nhân tài, tuyển dụng mới để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Năm 2025, thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước khoảng 10% so với tổng số tuyển dụng mới.
Mục tiêu đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, phấn đấu tỷ lệ nhân tài thu hút vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước không dưới 20% so với tổng số các trường hợp tuyển dụng mới hằng năm.
Phấn đấu đạt 100% nhân tài (được công nhận) tiếp tục ở lại làm việc sau 05 năm được thu hút và trọng dụng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đạt 30% vào năm 2025; đạt 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.
Kêu gọi, khuyến khích công dân người Thái Bình là nhân tài đang công tác ở tỉnh ngoài, nước ngoài về làm việc tại tỉnh.
Tạo đột phá trong thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, kết nối nhân tài về làm việc tại tỉnh.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chính sách nhân tài.
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Thài Bình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như sau:
Một là, tuyên truyền, quán triệt, nâng cao trách nhiệm trong thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thành phố tổ chức tuyên truyền, quán triệt Quyết định của Thủ tướng, Kế hoạch của tỉnh và các văn bản liên quan đến thu hút, trọng dụng nhân tài.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức, viên chức và tòan xã hội về vị trí, vai trò, cống hiến và đóng góp to lớn của nhân tài; về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và đất nước. Lấy kết quả thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của đơn vị là một trong cac snội dung đánh giá đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hai là, rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc thực hiện chính sách về thu hút, trọng dụng nhân tài bảo đảm đúng quy định pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.
Ba là, khuyến khích và phát hiện, tiến cử nhân tài, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm thường xuyên tìm kiếm, phát hiện nhân tài; khuyến khích đề cao trách nhiệm của người giới thiệu, tiến cử nhân tài trong đó tập trung vào các nhóm: Học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, có tố chất, năng khiếu nổi trội từ các cơ sở giáo dục, đào tạo; Những người có học vị, học hàm thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, có các công trình nghiên cứu được công nhận và ứng dụng hiệu quả cao vào đời sống thực tiễn; Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có năng lực nổi trội, luôn hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vu, công vụ; Những người có trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở các lĩnh vực, khu vực, địa bàn khác kể cả trong và ngoài nước.
Tăng cường phối hợp, hợp tác với các Viện, Trường, các cơ sở giáo dục đào tạo để phát hiện, thu hút nhân tài.
Bốn là, nâng cao chất lượng trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các ngành, lĩnh vực được xác định là tiềm năng, lợi thế đột phá của tỉnh theo hướng phát triển năng lực của nhân tài.
Nâng cao năng lực bồi dưỡng nhân tài, hợp tác của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Mời đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh là các chuyên gia, nhà giáo dục, khoa học, lãnh đạo, quản lý, kinh doanh đầu ngành, có trình độ, kinh nghiệm, uy tín.
Tạo điều kiện thuận lợi về học tập, nghiên cứu, môi trường cọ sát, thử thách, rèn luyện để các tài năng trẻ là học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có cơ hội phát huy năng lực, sở trường.
Tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học xã hội và các lĩnh vực được xác định là tiềm năng, lợi thế đột phá của tỉnh.
Năm là, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp để thực hiện hiệu quả vịêc phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm, bảo đảm khoa học, chặt chễ, thống nhất để làm cơ sở bố trí đúng người, đúng việc và trọng dụng nhân tài.
Sáu là, xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm quy định về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp và văn hóa công sở. Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, công bằng, dân chủ, thân thiện, nhân văn; khuyến khích đổi mới, sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt; phát huy sức mạnh tập thể cùng với năng lực sáng tạo của nhân tài; bảo đảm cơ hội phát triển, thăng tiến của nhân tài. Kịp thời biểu dương, khen thưởng nhằm tôn vinh nhân tài.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện có hiệu quả kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; bảo đảm cơ hội phát triển, thăng tiến của nhân tài. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài.
Bảy là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về thu hút, trọng dụng nhân tài. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp để thực hiện thông tin, tuyên truyền về thu hút, trọng dụng nhân tài. Xây dựng chuyên mục thu hút, trọng dụng nhân tài trên báo, đài, các trang điện tử và trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị; nêu gương điển hình thành công về thu hút, trọng dụng nhân tài của các tập thể, cá nhân, tổ chức tôn vinh nhân tài thông qua tuyên dương, khen thưởng.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần yêu quê hương để khuyến khích nhân tài là người Thái Bình ở trong nước và nước ngoài hướng về quê hướng, trở về nước làm việc, cống hiến.
Tám là, khuyến khích tổ chức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chính sách nhân tài và xử lý nghiêm, kịp thời vi phạm chính sách nhân tài. Triển khai, áp dụng hiệu quả quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách và trách nhiệm bảo vệ nhân tài. Khen thưởng cá nhân, tổ chức có thành tích trong tiến cử, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài; xử lý nghiêm hành vi cản trở, trù dập nhân tài.
Chín là, bảo đảm nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho hoạt động thu hút, trọng dụng nhân tài một cách thực chất thông qua những giải pháp thiết thực, hiệu quả.
Mười là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tập hợp, vận động nhân tài; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và phản ánh các đề xuất, kiến nghị của nhân tài; tham gia xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách thu hút, phát huy nguồn lực nhân tài phù hợp với sự phát triển của tỉnh.