Nông dân Trần Văn Quang với vườn ươm keo giống
Sau một thời gian suy nghĩ, tìm tòi vợ chồng ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng làm dịch vụ xay xát lúa gạo kết hợp với sản xuất và chăn nuôi lợn, gà. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, từ đó kinh tế gia đình từng bước phát triển. Gia đình tích lũy được một số vốn đầu tư vào mua đất lâm nghiệp để trồng rừng. Nhờ có sự khuyến khích, quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Tịnh Đông kiến nghị với cấp trên cho mở các lớp tập huấn chuyển giao về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,.. Bản thân ông có cơ hội học tập và nghiên cứu nắm bắt được nhiều nội dung về đầu tư phát triển sản xuất, so sánh được giá trị lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, đúc kết từ trải nghiệm thực tiễn trong sản xuất và nhu cầu thị trường. Ông Trần Văn Quang tiếp tục thuê đất mở rộng mô hình sản xuất ươm cây giống lâm nghiệp và đầu tư trồng rừng. Đến nay, gia đình đầu tư thực hiện 4 mô hình chủ yếu đó là: Mô hình ươm cây giống lâm nghiệp; mô hình trồng rừng thâm canh; mô hình sản xuất măng tươi và dịch vụ xay xát lúa gạo, kết quả đạt được như sau: Năm 2015, quy mô sản xuất 4.500m2, trong đó vườn ươm 2.500m2, thực hiện ươm 900.000 cây/năm x 700 đồng/cây được 630 triệu đồng. Trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công 367 triệu đồng, còn lãi khoảng 263 triệu đồng. Thu từ bán hom giống trên diện tích 2.000m2, khoảng 200.000 hom x 140 đồng được 28 triệu đồng, trừ chi phí 15 triệu đồng, còn lãi khoảng 13 triệu đồng.
Năm 2016 - 2017, ông tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất lên 1,5ha, trong đó vườn ươm cây bố mẹ 7.000m2, thực hiện ươm 1.200.000 cây/năm x 550 đồng/cây x 2 năm được 1.320.000.000 đồng. Trừ các khoản chi phí 840 triệu đồng, còn lãi 480 triệu đồng. Thu từ bán hom giống 2 năm: 500.000 hom x 140 đồng được 75 triệu đồng, trừ chi phí 40 triệu đồng, còn lãi 35 triệu đồng.
Năm 2018, thực hiện ươm 1.500.000 cây/năm x 450 đồng/cây được 675 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí 600 triệu đồng, còn lãi 75 triệu đồng. Thu từ bán hom giống, 400.000 hom x 140 đồng được lãi 56 triệu đồng, trừ chi phí 28 triệu đồng, còn lãi 28 triệu đồng.
Năm 2019, thực hiện ươm 1.700.000 cây/năm x 500 đồng/cây được 850 triệu đồng trừ các khoản chi phí là 680 triệu đồng, còn lãi là 170 triệu đồng. Thu từ bán hom giống 500.000 hom x 100 đồng/hom được 50 triệu đồng, trừ chi phí 25 triệu đồng, còn lãi 25 triệu đồng.
Nông dân Trần Văn Quang thu hoạch măng tươi do mình trồng
Kết quả đạt được từ mô hình ươm cây giống 5 năm qua (2015 - 2019) cho thấy: Tổng doanh thu là 3.684.000.000 đồng, trừ chi phí đầu tư, nguyên liệu và nhân công là 2.595.000.000 đồng, còn lãi là 1.089.000.000 đồng.
Đối với mô hình trồng rừng thâm canh, từ năm 2015 - 2019, đầu tư trồng 10ha, bình quân sau 5 năm mới thu hoạch 1 lần: ước tính thu được 35 triệu đồng/1ha/năm x 10ha được 1.750.000.000 đồng. Trừ chi phí đầu tư và nhân công khoảng 500 triệu đồng, còn lãi khoảng 1.250.000.000 đồng.
Đối với mô hình sản xuất măng tươi, từ năm 2015 - 2019, đầu tư trồng 4ha cây măng tre, sản lượng thu hoạch bình quân khoảng 14 tấn măng/năm x 10 triệu đồng/tân x 5 năm được 700 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư và nhân công là 360 triệu đồng, còn lãi 340 triệu đồng.
Đối với dịch vụ xay xát lúa gạo, bình quân mỗi tháng xay xát khoảng 12.000kg sản phẩm/tháng x 11 tháng thu được 132.000kg x 500 đồng/kg được 66 triệu x 5 năm được 350 triệu, trừ chi phí nhân công, hao mòn thiết bị và điện dịch vụ là 205 triệu đồng, còn lãi khoảng 125 triệu đồng. Lợi nhuận từ thu mua sản phẩm lúa gạo bán ra thị trường ước khoảng 60 triệu đồng/năm 5 năm được 300 triệu đồng, trừ chi phí vốn, nhân công là 180 triệu đồng, còn lãi là 120 triệu đồng.
Qua 5 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổng doanh thu từ 4 mô hình trên là 6.764.000.000 đồng, trừ các khoản thuế, chi phí đầu tư và nhân công là 3.840.000.000 đồng, còn thu lãi là 2.924.000.000 đồng. Bình quân thu nhập của gia đình là 584,8 triệu đồng/năm. Gia đình cũng tạo điều kiện và giải quyết việc làm cho 15 lao động thường xuyên, chủ yếu lao động nữ ở địa phương, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Qua thực hiện 4 mô hình sản xuất, kinh doanh của gia đình ông trong 5 năm qua, có 3 mô hình tương đối ổn định, còn lại 1 mô hình sản xuất giống cây lâm nghiệp luôn biến động tăng, giảm hằng năm về số lượng sản phẩm, cũng như giá thành. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm tăng từng năm, năm sau cao hơn năm trước từ 10 - 20%. Nhưng giá thành cũng giảm xuống từ 10 - 30%. Đặc biệt năm 2016, giá thành giảm so với năm 2015 là 37,5%, do nhu cầu của thị trường cung vượt cầu và một số lượng lớn cây giống nhập về từ các tỉnh Nam Trung Bộ.
Trong những năm qua, với vai trò là hội viên nông dân xã Tịnh Đông, ông Quang còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương và phong trào chung tây xây dựng nông thôn mới như: Vận động hội viên hiến đất làm đường giao thông nông thôn, vận động hội viên dồn điền đổi thửa, làm đường nội đồng để thuận lợi trong việc sản xuất tăng thu nhập phát triển kinh tế. Tham gia xây dựng và đóng góp ủng họ các quỹ do địa phương phát động như: Quỹ người nghèo, Quỹ tình nghĩa, Quỹ khuyến học, Quỹ người cao tuổi, Quỹ hỗ trợ nông dân, đóng hội phí đầy đủ,… Luôn gần gũi vận động giúp đỡ hội viên còn khó khăn về vốn, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cùng nhau phát triển và giúp cho một số hội viên khác thoát nghèo, góp phần vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của xã.
Thời gian tới, ông Trần Văn Quang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất ra các huyện về lĩnh vực cây lâm nghiệp và ước mơ được tiếp cận, học tập chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi cấy mô một số loại cây lâm nghiệp, đảm bảo về nguồn cây giống sạch sâu bệnh để cung ứng ra thị trường. Tiếp tục đầu tư thâm canh mô hình sản xuất măng tươi và triển khai mô hình chăn nuôi một số loại vật nuôi như dúi, nhím. Tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào sẵn có từ cây nông nghiệp để nuôi dúi, nhím, hiện nay gia đình bắt đầu triển khai mô hình nuôi dúi sinh sản.
Xuất phát từ hai bàn tay trắng, ông Trần Văn Quang vượt qua khó khăn, có hướng đi mới trong kinh doanh sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng, đến nay đạt được nhiều kết quả tích cực và giúp đỡ được nhiều người dân cùng vươn lên làm giàu. Ông Trần Văn Quang xứng đáng với danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” tại địa phương.
Anh Cao (Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X)