Xây dựng nông thôn mới, nhìn từ thành công của Đồng Nai

03/01/2020 16:06
  • Print
  • Lượt xem: 1767

Mặc dù “nổi tiếng” với công nghiệp, dịch vụ, nhưng Đồng Nai đã trở thành 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nông thôn mới.

Trước phong trào xây dựng NTM, Đồng Nai đã có chương trình xây dựng “nông thôn bốn có”, gồm: có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt, bảo đảm an ninh và có môi trường sinh thái phát triển bền vững. Đây là chủ trương đã được đưa vào nghị quyết của Tỉnh ủy Đồng Nai, qua đó xác định lấy người nông dân làm trung tâm, vừa là người thực hiện, vừa là người thụ hưởng thành quả. Trong gần 10 năm, Đồng Nai đã có khoảng 330 nghìn tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. 

Xây dựng nông thôn mới, nhìn từ thành công của Đồng Nai

Triển khai xây dựng NTM trên nền tảng “nông thôn bốn có”, Đồng Nai đã có những bước tiến nhanh khi Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời.

Ở Đồng Nai, xây dựng nông thôn mới đực xác định là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, không cho phép tâm lý chủ quan, tự mãn với kết quả đã đạt được. Đảng bộ, chính quyền tỉnh xác định xây dựng nông thôn mới phải lấy đời sống người dân nông thôn làm thước đo. Do đó, việc nâng cao thu nhập, đời sống của người dân là mục tiêu quan trọng nhất, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, liên kết chuỗi, đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, nâng cao giá trị nông sản… nhằm tăng thu nhập cho người nông dân. 

Đối tượng thụ hưởng của nông thôn mới là người dân. Nên một lần nữa có thể khẳng định, “thước đo” hiệu quả nông thôn mới chính cũng chính là đời sống của người dân. Nông thôn mới ở Đồng Nai sau hơn 10 năm xây dựng đã để lại những dấu ấn tịch cực, thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn. Và nông thôn mới chỉ có thể bên vững, khi những yếu tố “nâng chất” đời sống người dân luôn được coi trọng, đặt lên hàng đầu.

Theo kế hoạch ban đầu, Đồng Nai sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2021, nhưng đến đầu năm 2019, mục tiêu này đã hoàn thành, nghĩa là đã “về đích” sớm hơn 2 năm. 

Đặc biệt, Đồng Nai còn là tỉnh đầu đầu tiên có 11/11 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, góp phần tạo nên thành tích chung để chương trình xây dựng nông thôn mới của cả nước về đích sớm so với mục tiêu đề ra.

Thành tựu nổi bật nhất của Đồng Nai trong xây dựng NTM là phát triển sản xuất nông nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Cụ thể, gần 09 năm qua, cả tỉnh Đồng Nai đã huy động được 376,9 nghìn tỷ (bình quân 2.834 tỷ đồng/xã, cao nhất cả nước); trong đó ngân sách nhà nước các cấp là 41,9 nghìn tỷ (bình quân 315 tỷ đồng/xã cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước 35 tỷ đ/xã). V

 
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững, trong đó, đã xuất hiện những mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, tiêu biểu trên cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản là 3,67%/năm trong giai đoạn 2010-2018, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2018 đạt 228,8 triệu đ/ha/năm.

Là tỉnh công nghiệp, nhưng Đồng Nai đứng đầu cả nước về nhiều nhóm nông sản, như chăn nuôi lợn, nuôi gà, cây xoài, tiêu, sầu riêng, bưởi…. Đồng Nai cũng tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, có gần 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có ứng dụng tiến bộ KHCT, công nghiệp tưới tiên tiết, tiết kiệm nước bón phân qua đường ống cho diện tích 46 nghìn ha, chiếm 33% tổng diện tích có nhu cầu áp dụng trên địa bàn tỉnh.  

Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng nhanh và đạt 51,61 triệu đ/người/năm trong năm 2018 (tăng 2,78 lần so với năm 2010) và ước đạt 55,6 triệu đồng/người năm 2019, đưa Đồng Nai trở thành một trong 05 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cao nhất cả nước; số hộ nghèo giảm nhanh, trong đó có nhiều huyện chỉ còn dưới 0,1% hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện.

Sự nghiêp phát triển giáo dục, y tế, văn hoá vùng nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét; tỉnh Đồng Nai có nhiều mô hình thành công về xã hội hoá các khu vui chơi – thể thao cấp xã, thôn/bản. Đồng Nai cũng ưu tiên và huy động nhiều nguồn lực cho bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Đến nay 100% các xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn đạt 98% (cao nhất cả nước).

Tỉnh Đồng Nai đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư các nhà máy xử lý rác thải tập trung (như tại huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Trảng Bom…). Hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, xuất hiện 42 mô hình tự quản về an ninh trật tự với các mô hình có hiệu quả thiết thực như: tiếng kẻng an ninh, thức cho dân ngủ, câu lạc bộ hoàn ương, mô hình Quỹ doanh nhân với an ninh trật tư. Những kết quả đó đã góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của tỉnh, từng bước làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa phát triển vùng nông thôn với vùng đô thị.

Về thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới, ngay trong tháng 7/2019, tỉnh Đồng Nai đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với Nam Định và Đà Nẵng trở thành 03 tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời, đến tháng 8/2019, toàn tỉnh có 100% số đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đưa Đồng Nai trở thành tỉnh đầu tiên của cả nước có 100% số xã và 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, tỉnh Đồng Nai đã vượt trước 02 năm so với mục tiêu phấn đấu đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Đây là thành tựu to lớn, là kết quả tất yếu của tinh thần chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, mục tiêu của tỉnh là tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả đạt chuẩn NTM của giai đoạn trước, đẩy mạnh phát triển NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, đảm bảo nông thôn phát triển ổn định và bền vững, dần tiến tới NTM giàu có, văn minh và hiện đại. Cụ thể, Đồng Nai phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 60% xã đạt chuẩn NTM, 8% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 10-12 khu dân cư kiểu mẫu; huyện Xuân Lộc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững.


Nguồn: vietnamnet.vn