Kế hoạch nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả hiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Chính phủ về chương trình, kế hoạch, chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm tại Bộ Nội vụ; từ đó đánh giá đúng thực trạng tình hình, kết quả triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm.
Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của Ban Cán sự đảng Bộ và các cấp ủy Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; phát huy vai trò nòng cốt của các chi uỷ, chi bộ đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; vai trò tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong việc tham gia phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đồng thời, phối hợp xử lý 100% các tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nội vụ.
8 nhiệm vụ và giải pháp
Thứ nhất, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Chương trình, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trọng tâm là thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội; Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy và kiểm soát ma túy; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới,… Xác định công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên và lâu dài.
Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tội phạm. Kiểm điểm nghiêm túc và xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên của các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ nếu có hành vi vi phạm hoặc liên quan đến trách nhiệm trong công tác phòng, chống tội phạm…
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú.
Thứ ba, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm thống nhất, chặt chẽ, không để tội phạm lợi dụng hoạt động.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm; đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt và hiệu quả hơn. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.
Thứ năm, lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, giải pháp trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, bảo đảm phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi phạm tội, nhất là hành vi tham nhũng.
Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức làm công tác phòng, chống tội phạm đủ phẩm chất, năng lực, uy tín.
Thứ bảy, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm và tội phạm.
Cuối cùng, kịp thời khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm.
Ban Cán sự đảng Bộ đề nghị Đảng uỷ Bộ Nội vụ lãnh đạo và chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ thuộc, trực thuộc Bộ phổ biến, quán triệt về nội dung, chương trình Kế hoạch phòng, chống tội phạm đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị mình và học viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo của Bộ; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và học viên, sinh viên; phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn nơi có trụ sở các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ để kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm hoặc có liên quan đến tội phạm…
Ban Cán sự đảng Bộ yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo dấu hiệu vi phạm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên thuộc thẩm quyền đơn vị quản lý liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật (nếu có), gửi Thanh tra Bộ để tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ban Cán sự đảng Bộ xem xét, quyết định.
Xem toàn văn Kế hoạch số 19-KH/BCSĐ trong mục “Văn bản chỉ đạo”.
Thanh Tuấn