Tình hình thực hiện công tác cán bộ nữ của tỉnh Quảng Ngãi

02/01/2019 08:58
  • Print
  • Lượt xem: 6798

Đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, vai trò và vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định và đề cao. 

Ảnh minh họa: Congdoan.quangngai.gov.vn

1. Đặc điểm tình hình chung

Theo Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay cán bộ, công chức, viên chức khối nhà nước cấp tỉnh hiện nay là: 7.714 người, trong đó cán bộ công chức là 1.089 người với 402 nữ, tỉ lệ 36,91%; 6.625 viên chức với 3.987 nữ, tỉ lệ 60,18%.

- Về trình độ chuyên môn: trong số 4.389 nữ, có 07 Tiến sĩ, 07 chuyên khoa II, 370 thạc sĩ, 77 chuyên khoa I, 2.326 đại học, 435 cao đẳng, 1149 trung cấp, còn lại là 18 người.

- Về trình độ lý luận chính trị: cán bộ, công chức, viên chức nữ có trình độ cao cấp và cử nhân là 88 người; trung cấp là 274 người; sơ cấp là 1.780 người.

- Về trình độ quản lý nhà nước: số cán bộ, công chức, viên chức là nữ có trình độ Quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch: Chuyên viên cao cấp và tương đương 05 người, Chuyên viên chính và tương đương 146 người, Chuyên viên và tương đương 430 người.

- Về cơ cấu theo ngạch và chức danh nghề nghiệp: chuyên viên cao cấp và tương đương 02 người; chuyên viên chính và tương đương 53 người; chuyên viên và tương đương 413 người; cán sự và tương đương 40 người; nhân viên 9 người; chức danh nghề nghiệp hạng I: 03 người; chức danh nghề nghiệp hạng II: 57 người; chức danh nghề nghiệp hạng III: 2.130 người; chức danh nghề nghiệp hạng IV: 1.682 người.

Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức nữ cấp huyện

- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức khối nhà nước cấp huyện hiện nay là: 15.656 người, trong đó 1.006 cán bộ, công chức với 381 nữ, tỉ lệ 37,87%; 14.650 viên chức với 8.819 nữ, tỉ lệ 60,19%.
- về trình độ chuyên môn: trong số 9200 nữ, có 07 Tiến sĩ, 02 chuyên khoa II, 55 thạc sĩ, 01 chuyên khoa I, 4.777 đại học, 2.906 cao đẳng, 1458 trung cấp, còn lại là 01 người.

- Về trình độ lý luận chính trị: cán bộ, công chức, viên chức nữ có trình độ cao cấp và cử nhân là 77 người; trung cấp là 784 người; sơ cấp là 2.306 người.

- Về trình độ quản lý nhà nước: số cán bộ, công chức viên chức là nữ có trình độ Quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch: Chuyên viên cao cấp và tương đương 04 người, Chuyên viên chính và tương đương 45 người, Chuyên viên và tương đương 280 người.

- Về cơ cấu theo ngạch và chức danh nghề nghiệp: chuyên viên chính và tương đương 11 người; chuyên viên và tương đương 464 người; cán sự và tương đương 190 người; nhân viên 271 người; chức danh nghề nghiệp hạng II: 1.762 người; chức danh nghề nghiệp hạng III: 3388 người; chức danh nghề nghiệp hạng IV: 3114 người.

Số lượng, chất lượng cán bộ công chức cấp xã: 

- Tổng số cán bộ, công chức xã có 3.832 người, trong đó có 1.055 nữ (chiếm tỷ lệ 27,53%).

- Về trình độ chuyên môn: trong số 1.055 nữ cán bộ công chức cấp xã có 8 Thạc sĩ, 754 Đại học, 50 Cao đẳng, 233 Trung cấp và 10 Sơ cấp.

- Về trình độ lý luận chính trị: Cán bộ, công chức xã nữ có trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 5 người, Trung cấp 651 người, Sơ cấp 288 người.

- Về trình độ quản lý nhà nước: số cán bộ, công chức cấp xã là nữ có trình độ Quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch: Chuyên viên chính 4 người, Chuyên viên 144 người.

- Về cơ cấu theo ngạch: Chuyên viên chính 4 người, Chuyên viên 773 người, Cán sự 272 người, Nhân viên 6 người.

Về công tác quy hoạch

- Cấp tỉnh: nhiệm kỳ 2015-2020 quy hoạch Ban Chấp hành 18/111 người, tỉ lệ 16,2%; quy hoạch Ban Thường vụ 22,8%; quy hoạch các chức danh lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021: Chủ tịch UBND tỉnh 1/4 người, tỉ lệ 25%, Phó Chủ tịch UBND tỉnh 1/11 người, chiếm tỉ lệ 9,1%; Giám đốc Sở và tương đương 2/50 người, tỉ lệ 4%, Phó Giám đốc Sở và tương đương 41/153 người, tỉ lệ 26,8%, trưởng phòng và tương đương 56/207 người, tỉ lệ 27,1%, phó trưởng phòng và tương đương 110/282 người, tỉ lệ 39%.

- Cấp huyện: quy hoạch Phó Chủ tịch UBND huyện 17/79 người, tỉ lệ 21,5%, trưởng phòng và tương đương 91/419 người, tỉ lệ 21,7%, phó trưởng phòng và tương đương 186/539 người, tỉ lệ 34,5%.

- Cấp xã: quy hoạch chức danh Chủ tịch UBND cấp xã 33/431 người, tỉ lệ 7,7%, Phó Chủ tịch UBND cấp xã 143/688 người, tỉ lệ 20,8%.

Về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 

- Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016: tổng số đại biểu Quốc hội là 07 người, trong đó có 01 nữ, chiếm tỷ lệ 14,2%; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 55 người, trong đó có 11 nữ, chiếm tỷ lệ 20%; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có 466 người, trong đó có 74 nữ, chiếm tỷ lệ 15,87%; số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có 4.690 người, trong đó có 832 nữ, chiếm tỷ lệ 17,7%.

- Số lượng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021: tổng số đại biểu Quốc hội là 07 người, trong đó có 04 nữ, tỷ lệ 57%; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 55 người, trong đó có 13 nữ, tỷ lệ 23,63%; tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có 466 người, trong đó có 96 nữ, tỷ lệ 20,6%; số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có 4.708 người, trong đó có 1.037 nữ, tỷ lệ 22,02%.

Qua kết quả trên cho thấy, tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, tỉ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cao hơn nhiệm kỳ 2011- 2016.

Về số lượng nữ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh:

- Hiện có 02 đồng chí nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy (01 đồng chí Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 01 đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh); 01 đồng chí Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội; nữ Phó giám đốc sở, ngành và tương đương 06 người (tính cả 02 người ở đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh).

- Cấp huyện: Có 08 đồng chí nữ giữ vị trí cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư Huyện ủy: 02; Chủ tịch HĐND huyện: 02; Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện: 02; Chủ tịch UBND huyện: 01; Phó Chủ tịch UBND cấp huyện: 01).

- Cấp xã: có 05 đồng chí là Bí thư, 24 đồng chí Phó Bí thư; 02 Chủ tịch và 25 Phó Chủ tịch HĐND; 11 Chủ tịch và 24 Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

- Lãnh đạo nữ giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương ở cấp sở, ban, ngành 20/119 (chiếm 16,81%), Phó Trưởng phòng và tương đương ở cấp sở, ban, ngành 66/175 (chiếm 37,71%).

- Lãnh đạo nữ giữ chức vụ phó trưởng phòng ở cấp huyện: Trưởng phòng 23/129 (chiếm 17,83%); Phó Trưởng phòng 64/174 (chiếm 36,78%).

- Số cơ quan, đơn vị có tỉ ỉệ 30% trở ỉên nữ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

- 4/21 sở, ban, ngành cấp tỉnh có từ 30% nữ trở lên có lãnh đạo chủ chốt là nữ; có 06/14 huyện có từ 30% nữ trở lên có lãnh đạo chủ chốt là nữ; có 20/184 xã có từ 30% nữ trở lên có cán bộ chủ chốt là nữ.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh trong những năm gần đây đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, vai trò và vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định và đề cao. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vị trí quản lý, lãnh đạo ở các cấp có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt sau khi Luật bình đẳng giới ra đời, thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chương trình hành động số 17-CTr/TƯ ngày 10/7/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 11, xã hội nhìn nhận và đánh giá vai trò, đóng góp của phụ nữ một cách thực chất và đúng đắn hơn. Nhiều cán bộ nữ đã được tín nhiệm giao giữ những trọng trách quan trọng trên cương vị lãnh đạo, quản lý và qua thực tiễn công tác đã thể hiện được năng lực trong điều hành, quản lý, xây dựng và tập hợp quần chúng; làm nòng cốt trong các phong trào ở đơn vị, địa phương; phát huy và khẳng định vai trò giới nữ trong các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Chính sách đối với cán bộ nữ nói chung và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nừ nói riêng được các cấp, các ngành chú trọng hơn. Việc lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, dự nguồn cán bộ nữ tham gia vào các cấp ủy Đảng, đoàn thể và tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được quan tâm chú trọng. 

Trong công tác chuẩn bị cho nhân sự bầu cử HĐND, UBND và đại hội Đảng các cấp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức đánh giá cán bộ, rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ, xem xét cơ cấu, bố trí cán bộ nữ ở các ngành và các lĩnh vực, đảm bảo số lượng lẫn chất lượng. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ được các cơ quan, đơn vị quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nữ trực tiếp tham gia vào các vị trí lãnh đạo bằng năng lực của bản thân. Cán bộ, công chức nữ của tỉnh được quan tâm cử đi đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Bên cạnh đó, các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, trợ cấp cho cán bộ, công chức đi học của tỉnh, trong đó có chính sách ưu tiên đối với cán bộ công chức nữ, đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ cho cán bộ nữ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục 

Mặc dù tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức nữ của tỉnh tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo có tăng lên, song so với các chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2011 - 2020 trong kế hoạch hành động về bình đẳng giới thì tỷ lệ này vẫn còn thấp. Nhận thức về bình đẳng giới tuy có chuyển biến tích cực, nhưng trên thực tế xã hội và một bộ phận gia đình vẫn còn nhiều rào cản đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Khoảng cách về giới vẫn còn tồn tại, những định kiến giới, sự phân công vai trò giới mang tính truyền thống ở một số nơi vẫn chưa được thay đổi kịp thời, đã tác động tới sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Tỉ lệ nữ tham gia cấp ủy, lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị chưa đạt, thiếu tính ổn định và bền vững; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ vẫn còn có những bất cập, đa số cán bộ công chức viên chức nữ lãnh đạo, quản lý được bố trí chủ yếu là cấp phó, chưa xây dựng được cơ chế chính sách đặc thù cho phụ nữ, phụ nữ có con nhỏ, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một số cấp ủy, chính quyên các cấp chưa quan tâm đến công tác cán bộ nữ, còn biểu hiện thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, đánh giá cán bộ nữ còn khắt khe. 

Các chính sách về độ tuổi, chỉ tiêu, quy trình quy hoạch... không tính đến đặc thù giới nên ít thuận lợi hơn với phụ nữ. Trong cơ quan, phụ nữ thường bị nhìn nhận xét nét hon, những định kiến về năng lực quản lý của phụ nữ, sự thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ nữ, cũng như việc lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ nữ đôi lúc còn thiếu khách quan. Một số ngành như y tế, giáo dục có tỉ lệ nữ đông nhưng cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ rất ít. 

Nguồn cán bộ nữ đưa vào quy hoạch còn thấp, chưa có chiến lược tạo nguồn lâu dài. Nhiều phụ nữ chưa mạnh dạn tham gia vào quá trình quản lý xã hội và cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Rào cản chính trong việc phụ nữ tham gia chính trị không phải do bất cập về năng lực hay động cơ mà là các yếu tố về gia đình, quan niệm về vai trò giới. Phụ nữ vẫn đang phải chịu những định kiến như: tư duy phụ nữ hạn chế so với tư duy nam giới, phụ nữ phải dành nhiều thời gian cho gia đình nên ít có điều kiện tham gia hoạt động chính trị, tâm lý tự ti của phụ nữ hạn chế sự phát huy năng lực và sở trường... Chừng nào những định kiến đó chưa được gạt bỏ thì điều kiện tham gia hoạt động chính trị của phụ nữ vẫn còn bị hạn chế.

3. Một số giải pháp

Trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường giáo dục, tuyên truyền hơn nữa nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc nhận thức vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác cán bộ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác cán bộ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị.

Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ ở từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nữ, đảm bảo yêu cầu phát triển liên tục bền vững đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tránh tình trạng khi đại hội, bầu cử mới tìm nhân sự đủ tiêu chuẩn. Thực hiện luân chuyển cán bộ nữ theo quy hoạch, kết hợp luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ nữ vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý các cấp để bảo đảm cơ cấu ngay từ trong quy hoạch.

Để thực hiện tốt chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác cán bộ nữ, các tổ chức Đảng và Nhà nước phải đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ xuyên suốt. Đồng thời, quy định trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị về xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nữ của ngành mình, cấp mình.

Phấn đấu thực hiện đạt 03 chỉ tiêu mục tiêu 1 của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 đến năm 2020: tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
 

Đỗ Thúy/tcnn.vn