-
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Phát huy vai trò của thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới (25/12/2020)
Cụ thể hóa Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phát động phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Phong trào đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, cổ vũ thanh niên hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới.
-
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tuyên truyền, vận động và giám sát xây dựng nông thôn mới và lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới (25/12/2020)
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đang được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương triển khai thực hiện. Kết quả xây dựng nông thôn mới đang từng bước làm thay đổi toàn diện đời sống của Nhân dân trên địa bàn nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống và chất lượng cuộc sống giữa Nhân dân vùng nông thôn với thành thị.
-
Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa; bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống (25/12/2020)
Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của TP. Hà Nội, nơi giao thoa của 2 nền văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc, quê hương của 2 trong tứ bất tử của Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, huyện Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội và giao lưu thương mại. Với tổng diện tích tự nhiên 116,71 km2; có 22 đơn vị hành chính (20 xã, 02 thị trấn); 192 thôn, tổ dân phố; dân số hơn 28 vạn người. Đảng bộ Huyện có 48 tổ chức cơ sở đảng, 422 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 10.331 đảng viên.
-
Huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019 - 2025 (25/12/2020)
Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông Nam thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 02 thị trấn và 08 xã, dân số toàn huyện là 104.616 người với trên 30% là đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên là 61.135ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 33,2%, còn lại là đất rừng (hiện nay độ che phủ rừng 58,7%).
-
Bàn cách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 tỉnh (23/12/2020)
Sáng 22/12, tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”.
-
Tập đoàn Lộc Trời: Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (23/12/2020)
Sứ mệnh của Tập đoàn là với khát vọng gìn giữ nguồn mạch sống cho đời sau, nâng cao vị thế và chất lượng cuộc sống của người nông dân nhằm xây dựng những vùng nông thôn đáng sống, chăm lo cho xã hội hôm nay và mai sau. Ba ngành kinh doanh chính của Tập đoàn là: giống cây trồng, vật tư nông nghiệp và lương thực. Kể từ đầu năm 2011, Tập đoàn đã xây dựng và phát triển ngành lương thực với 5 nhà máy chế biến lúa gạo tổng công suất 700.000 tấn/ năm ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long với diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 30.000ha. Lộc trời đã xây dựng được chuỗi giá trị lúa gạo trên cánh đồng lớn liên kết với nông dân tại địa bàn nông thôn. Trong quá trình phát triển, Tập đoàn đã tham gia tích cực trong các hoạt động liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
-
Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Tiền Giang (22/12/2020)
Xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.
-
Định hướng triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh Long An (22/12/2020)
Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Trong thời gian tới, xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo “Hiệu quả, toàn diện và bền vững”. Cụ thể là: Hiệu quả về sử dụng các nguồn lực; toàn diện ở các lĩnh vực, các cấp, các vùng; bền vững về môi trường, biến động thị trường và biến đổi khí hậu.
-
Tuyên Quang thông qua Đề án Bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025 (22/12/2020)
Ngày 20/11/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Nghị quyết số 55/NQ-HĐND thông qua Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025.
-
Quảng Nam: Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (22/12/2020)
Sáng ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn và phong trào thi đua ”Chung sức xây dựng NTM” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có ông Trần Văn Môn - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương.