Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm xây dựng và triển khai đồng bộ kiến trúc hệ thống, nền tảng dùng chung trong toàn bộ hệ thống chính trị, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất toàn hệ thống chính trị, thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đồng thời, phấn đấu 100% các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được rà soát, đánh giá, tiếp tục xây dựng, bổ sung và chuẩn hóa toàn diện theo tiêu chuẩn chung, bảo đảm bao quát tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, khả năng liên thông, kết nối, chia sẻ, tích hợp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính dựa trên dữ liệu, đáp ứng yêu cầu thiết thực của người dân, doanh nghiệp. Tập trung xây dựng, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các Trung tâm điều hành thông minh phục vụ chỉ đạo điều hành các cấp.
Ban hành Quyết định quy định về Kiến trúc dữ liệu quốc gia tổng thể
Theo Kế hoạch, 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đặt ra là:
Thứ nhất, về hoàn thiện thể chế
Bộ Công an chủ trì tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về Kiến trúc dữ liệu quốc gia tổng thể, Khung quản trị, quản lý dữ liệu và Từ điển dữ liệu dùng chung phù hợp với yêu cầu phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về kết nối, chia sẻ dữ liệu bắt buộc giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị theo trình tự, thủ tục rút gọn, áp dụng quy định khoản 2 Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để công nhận đầy đủ giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chứng thư chữ ký số trnog tố tụng và thực hiện một số thủ tục tố tụng điện tử theo quy định về giao dịch điện tử, hoàn thành trong tháng 9/2025.
Chủ trì, phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu, hoàn thành trong tháng 10/2025.
Xây dựng, ban hành Khung Kiến trúc tổng thể quốc gia số
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành Khung Kiến trúc tổng thể quốc gia số, trong đó bảo đảm tính kết nối, đồng bộ, liên thông giữa các khối cơ quan (Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ các hạng mục sử dụng ngân sách nhà nước và các hạng mục triển khai theo hình thức hợp tác công tư theo Nghị định số 180/2025/NĐ-CP ngày 01/7/2025 của Chính phủ để huy động ngay các tập đoàn, doanh nghiệp với các Bộ, ngành xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Các Bộ, ngành hoàn thành lang pháp lý về chuyển đổi số, dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân và định danh điện tử thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành, hoàn thành trong năm 2025.
Khẩn trương ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để kết nối, chia sẻ các dữ liệu theo lĩnh vực quản lý; hoàn thiện các quy định về quản trị dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu đầu vào, cơ chế chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu thuộc phạm vi quản lý với Trung tâm dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Công an, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật chuyên ngành để công nhận đầy đủ giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, hồ sơ điện tử và kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử để thay thế yêu cầu nộp bản giấy trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, cung cáp dịch vụ công, hoàn thành trong tháng 9/2025.
Thứ hai, về dữ liệu
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, địa phương (trừ Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ) rà soát toàn diện, đánh giá hiện trạng việc triển khai, xây dựng, khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Dựa trên kết quả rà soát, đánh giá, đề xuất các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, cập nhật, bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu, bảo đảm đồng bộ về cấu trúc, tiêu chuẩn, trường thông tin, phục vụ kết nối liên thông trong toàn bộ hệ thống chính trị, đáp ứng mục tiêu xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Thường xuyên cập nhật dữ liệu bảo đảm ‘đúng, đủ, sạch, sống, thống nhất, dùng chung’
Các Bộ, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các tập đoàn, doanh nghiệp đồng hành (chi tiết tại Phụ lục III kèm theo) xây dựng và ban hành Chiến lược dữ liệu, Chiến lược chuyển đổi số của Bộ, ngành, địa phương hoàn thành trong tháng 9/2025. Trên cơ sở đó, xây dựng, cập nhật, hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong phạm vi quản lý, bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc tổng thể quốc gia số, Kiến trúc dữ liệu quốc gia tổng thể, Khung quản trị, quản lý dữ liệu quốc gia, Từ điển dữ liệu dùng chung, hoàn thành trong năm 2025, trong đó:
Tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống cơ sở dữ liệu đã xây dựng, cơ sở dữ liệu đang xây dựng, cơ sở dữ liệu cần xây dựng mới, bảo đảm bao quát tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Đối với các cơ sở dữ liệu đã hoàn thành xây dựng, phải thực hiện đồng bộ thường xuyên, liên tục theo thời gian thực về Trung tâm dữ liệu quốc gia để đưa vào sử dụng ngay theo lộ trình xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia; đồng thời tổ chức các biện pháp thường xuyên cập nhật dữ liệu bảo đảm ‘đúng, đủ, sạch, sống, thống nhất, dùng chung’.
Đối với các cơ sở dữ liệu đang xây dựng, cần đẩy nhanh tiến độ, phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn, đồng bộ về Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định, hoàn thành theo lộ trình triển khai từng cơ sở dữ liệu.
Căn cứ kết quả rà soát, xác định các cơ sở dữ liệu cần xây dựng mới, phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp đồng hành, cung cấp dịch vụ có phương án triển khai xây dựng cụ thể; ưu tiên hoàn thiện các cơ sở dữ liệu phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, hoàn thành trong năm 2026.
Các Bộ, ngành hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu của địa phương trên các nền tảng số, hệ thống thông tin dùng chung, thống nhất của Trung ương theo Khung Kiến trúc tổng thể quốc gia số, Kiến trúc dữ liệu quốc gia tổng thể, Khung quản trị, quản lý dữ liệu quốc gia, Từ điển dữ liệu dùng chung; thực hiện số hóa dữ liệu theo hướng dẫn, kiến trúc dữ liệu của các Bộ, ngành, hoàn thành theo lộ trình.
Ưu tiên triển khai hoàn thiện 11 cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành trọng yếu
Triển khai số hóa theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ đối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, chuẩn hóa, đồng bộ dữ liệu về Trung tâm dữ liệu quốc gia theo lộ trình xây dựng các cơ sở dữ liệu. Trong đó, ưu tiên triển khai hoàn thiện 11 cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành trọng yếu, trực tiếp phục vụ cải cách thủ tục hành chính, quyền lợi, nghĩa vụ thiết thực của người dân và doanh nghiệp, bảo đảm tập trung nguồn lực triển khai, hoàn thành trong năm 2025 (chi tiết tại Phục vụ II kèm theo).
Các địa phương rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu của địa phương trên các nền tảng số, hệ thống thông tin dùng chung, thống nhất của Trung ương theo hướng dẫn; ưu tiên số hóa, hoàn thiện các bộ dữ liệu phục vụ trực tiếp công tác cải cách thủ tục hành chính, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, phù hợp với kiến trúc dữ liệu của các Bộ, ngành, hoàn thành theo lộ trình xây dựng, triển khai của từng cơ sở dữ liệu.
Đề nghị các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ trong quá trình xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu, nền tảng số, hệ thống thông tin dùng chung bảo đảm phù hợp với Kiến trúc tổng thể quốc gia số, kiến trúc dữ liệu quốc gia và kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu thông suốt trong toàn bộ hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thứ ba, về nền tảng và hạ tầng
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan xây dựng Khung Kiến trúc tổng thể quốc gia số, trong đó bảo đảm tính kết nối, đồng bộ, liên thông giữa các khối cơ quan (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp, hoàn thành trong tháng 8/2025.
Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án nâng cấp, mở rộng Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước theo định hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, mô hình quản lý tập trung, thống nhất toàn quốc, bảo đảm kết nối trực tiếp, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu về bảo ật, an toàn thông tin, liên thông và đồng bộ, hoàn thành trong tháng 8/025.
Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về bảo đảm liên thông, đồng bộ, bảo đảm bí mật nhà nước trong hoạt động chuyển đổi số của cả hệ thống chính trị, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu với các nền tảng số quốc gia dùng chung
Các Bộ, ngành chủ trì xây dựng và cung cấp các nền tảng số quốc gia dùng chung, hệ thống thông tin quy mô quốc gia, bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số. Các nền tảng này được triển khai thống nhất trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ hiệu quả công tác chuyển đổi số quốc gia; đồng thời, bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu với các nền tảng số quốc gia dùng chung, hệ thống thông tin quy mô quốc gia khác, hoàn thành trong năm 2025.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai, sử dụng thống nhất các nền tảng số quốc gia dùng chung, hệ thống thông tin quy mô quốc gia do các Bộ, ngành cung cấp; hoàn thành tạo lập, cập nhật, chuẩn hóa, làm giàu và kết nối chia sẻ, đồng bộ dữ liệu vào các nền tảng số quốc gia dùng chung, hệ thống thông tin quy mô quốc gia trong tháng 12/2025.
Các Bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nền tảng số dùng chung bảo đảm kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phục vụ công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành, hoàn thành trong năm 2025.
Mỗi Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu lựa chọn một tổng công trình sư về công nghệ thông tin
Thứ tư, về nguồn lực
Về kinh phí thực hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, tổng hợp dự toán kinh phí triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số của các Bộ, ngành, địa phương; gửi Bộ Tài chính để cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phân bổ kinh phí theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì thẩm định và phê duyệt danh mục dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước và các dự án theo hình thức hợp tác công tư do Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp; đồng thời tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế ưu tiên đặt hàng, chỉ định thầu đối với các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu và các sản phẩm, dịch vụ chuyển đổi số theo hình thức hợp tác công tư; tham mưu việc hỗ trợ kinh phí trong chuyển đổi số cho các địa phương có khó khăn về ngân sách, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Các Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Công án, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các doanh nghiệp đồng hành đánh giá tổng thể chiến lược chuyển đổi số, xác định rõ các hạng mục sử dụng ngân sách nhà nước và các hạng mục triển khai theo hình thức hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư; đăng ký danh mục dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước và danh mục dự án thực hiện theo hình thức hợp tác công tư gửi về Bộ Tài chính để thẩm định, phê duyệt, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Rà soát, xây dựng dự toán kinh phí tổng thể về chuyển đổi số, bao gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm, hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao tại Kế hoạch này gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để rà soát, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán kinh phí số hóa, chuyển đổi số, xây dựng và cập nhật dữ liệu trên các nền tảng số, hệ thống thông tin dùng chung do các Bộ, ngành hướng dẫn và các nhiệm vụ khác được giao tại Kế hoạch này, trình cấp có thẩm quyền thông qua theo quy định. Đối với các địa phương gặp khó khăn về kinh phí, báo cáo Chính phủ (qua Bộ Tài chính) để xem xét hỗ trợ, hoàn thành trong tháng 7/2025.
Về nguồn nhân lực, các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân, bảo đảm khả năng vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả các nền tảng số, hệ thống thông tin.
Mỗi Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu lựa chọn một tổng công trình sư về công nghệ thông tin, một tổng công trình sư về nghiệp vụ phối hợp Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đồng hành để xây dựng Kiến trúc số cấp bộ, cấp tỉnh và chiến lược chuyển đổi số của Bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trong năm 2025.
Triển khai các giải pháp mã hóa dữ liệu để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin
Thứ năm, về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng
Bộ Công an chủ trì hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; thẩm định, kiểm tra, đánh giá, giám sát, ứng phó sự cố an toàn thông tin, an ninh mạng đối với hệ thống, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số.
Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì triển khai đồng bộ các giải pháp bảo mật cơ yếu đối với hạ tầng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; nâng cấp hệ thống ký số chuyên dùng bảo đảm kịp thời điều chỉnh phù hợp với việc thay đổi, bố trí cán bộ trong giai đoạn 2025 - 2026; nghiên cứu mở rộng, triển khai các giải pháp mã hóa dữ liệu để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin và các yêu cầu về hiệu năng của nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau, hoàn thành trong năm 2025.
Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, triển khai các giải pháp bảo mật cho Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, hoàn thành trong năm 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương triển khai các phương án bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã, đang và sẽ xây dựng trong phạm vi quản lý theo tiêu chuẩn TCVN 1443:2025 về An ninh mạng - Yêu cầu đối với hệ thống thông tin quan trọng, hoàn thành trong tháng 9/2025.
Phối hợp với Bộ Công an trong việc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, kịp thời ứng cứu sự cố cho hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu, ứng dụng triển khai tại các Bộ, cơ quan, địa phương.